-
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (12 )Hoạ sĩ Lý Mai Thụ và bức tranh “Thiếu nữ áo trắng”
Tiểu sử Họa sĩ Lý Mai Thụ(1902-1983)
Sanh năm 1902 tại Tam Hiệp, Đài Bắc
●1910: Học trường Sanjiao Yonggong, nay là trường Tiểu học Tam Hiệp
●1918-1922: Học trường Đại học Sư phạm Đài Bắc
●1929-1934: Theo học Khoa hội họa Tây phương trường Đại học Mỹ thuật Tokyo
●1945: Đảm nhiệm chức vụ Trưởng đại diện khu hành chính Tam Hiệp
●1947: Đảm nhiệm chức vụ Tổ trưởng Tổ công tác trùng tu chùa Tổ Sư Thanh Thủy
●1950: Đảm nhiệm chức vụ Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện Đài Bắc lần thứ 1
●1964: Đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Khoa Mỹ thuật, trường Cao đẳng nghệ thuật Đài Loan.
●1967: Thành lập Khoa Điêu khắc tại trường Cao đẳng nghệ thuật Đài Loan
●1972: Nhận lời mời giảng dạy tại trường Đại học Văn Hóa tại khu vực Hoa Cương, Trung Quốc
●1975: Giảng dạy tại Khoa Mỹ thuật trường Đại học Sư phạm Đài Loan
Họa sĩ từ trần vào năm 1983, hưởng thọ 81 tuổi. -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (11) Lý Mai Thụ
-
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật ( 10) Lý Mai Giới thiệu tranh “ Sinh mạng” và “ Tam Hiệp Xuân hiểu”_
Xin chào mọi người.
Hôm nay xin giới thiệu với mọi người tác phẩm sinh đôi về Tam Hiệp của tác giả Lý Mai Thụ“ Sinh mạng” và “ Tam Hiệp Xuân hiểu” sáng tác vào năm 1977. Bức tranh “ Sinh mạng” sáng tác năm 1977 nghiêng về tông màu xanh. Bức tranh có kích thước 41 cm x 53 cm,cũng tức là tác phẩm có kích thước 10 P. Tác phẩm “ Tam Hiệp Xuân hiểu” sáng tác cùng năm 1977 với kích thước 45,5 cm x 53cm, tác phẩm có kích thước 10 P. Hai tác phẩm này được hoàn thành vào năm tác giả Lý Mai Thụ bị xuất huyết dạ dày lần đầu tiên,cũng tức là năm mà tác giả không được khỏe khi tuổi đã cao.Cảnh vật được vẽ hầu như là một, đó là cầu vòm Tam Hiệp, Tam Hiệp khê và các hình ảnh kinh điển như phụ nữ giặt quần áo dưới góc trái bức tranh, mặt trời mọc.
Chúng ta hãy nhìn bức “ Tam Hiệp Xuân hiểu”, có thể nói đây là 1 trong những bức tranh tiêu biểu của tác giả Lý Mai Thụ.Thứ nhất, nó thể hiện điểm mốc của Tam Hiệp – Cầu vòm Tam Hiệp. Cầu được xây xong vào năm 1933,chiều dài của cầu hơn 90 mét.
Cầu do người Nhật thiết kế. Từ điểm mốc, phía góc trái trên là đê đất của Tam Hiệp khê, lại thêm vào bóng mặt trời mọc in trên mặt nước sông, có thể nói đây là tác phẩm kinh điển nhất.
Tác phẩm “ Tam Hiệp Xuân hiểu” 1977 vẽ cảnh mặt trời mọc, như là tác phẩm “Ấn tượng mặt trời mọc”của họa sĩ Claude Monet được trưng bày trong triển lãm tranh Trường phái ấn tượng lần thứ nhất năm 1874. Đối với cảnh mặt trời mọc ở Tam Hiệp, một nghệ nhân vẽ cảnh này ra vừa mang tính ghi chép vừa có tính nghệ thuật. Mọi người nhìn xem dưới góc trái bức “ Tam Hiệp Xuân hiểu” có 3 phụ nữ đang giặt quần áo, có thể nói đây là sự tiếp nối loạt tranh “ Phụ nữ giặt đồ”. 3 người nữ này cùng giặt chung 1 chỗ. Về bộ phận bóng mặt trời mọc in trên mặt nướcthì đặc biệt sống động. Mọi người nhìn xem, bóng mặt trời in trên mặt nước sông và mặt trời ở phía trên, ở đây tác giả vận dụng 1 số nguyên tắc dùng màu tương phản. Màu vàng và màu tím, màu vàng đương nhiên là ánh sáng mặt trời hay là bóng mặt trời in trên mặt nước. Phía trên cầu vòm Tam Hiệp có vài nét vẽ màu tím lam, do đó nội dung thể hiện của bức tranh này có thể nói là kinh điển nhất.
Tiếp theo xin giới thiệu bức “ Sinh mạng” 1977. Bức tranh “ Sinh mạng” sau khi được vẽ xong thì không còn ở Đài Loan, vì viện trưởng Lý Cảnh Quang,viện Kỷ niệm Lý Mai Thụ cho biết, lúc đó ông chủ người nước ngoài Robert Moore đến thăm tác giả Lý Mai Thụ, muốn hiến máu, bên đây từ chối, ông ta bèn tặng 1500 đô Mỹ. Sau khi nghệ nhân Lý Mai Thụ hết xuất huyết dạ dày, viện trưởng Lý Cảnh Quang nói với cha: Ông chủ của mình cho 1500 đô Mỹ. Ông Lý Mai Thụ nói : Không được, không được, chúng ta không thể nhận tiền của người ta mà không tặng lại gì hết, cho nên hẹn ông chủ đến nhà rồi tặng cho ông ta 1 bức tranh. Ông chủ chọn lấy 1 trong 2 bức. Sau đó ông bà chủ
vì quá cảm động nên đặt tên cho bức tranh là “ Life”, cũng tức là “ Sinh mệnh”. Viết thư gởi qua, ông Lý Mai Thụ và cả nhà vô cùng thích cái tên này. Về sau vợ chồng Robert Moore quyết định mang bức tranh này trở về Đài Loan, để ở viện kỷ niệm. Do đó, hiện nay ta mới thấy được bức “ Sinh mệnh” và “ Tam Hiệp Xuân hiểu” ở viện kỷ niệm. Tông màu của bức “ Sinh mạng” thuộc về tông màu xanh, là tông màu hơi lạnh,
nó cho ta cảm giác trầm tĩnh, nhưng vẫn có không khí mặt trời mọc. Cho nên tác phẩm “ Sinh mệnh” và “ Tam Hiệp Xuân hiểu” sáng tác năm 1977 được cho là 2 tác phẩm liền nhau, cũng tức là tác phẩm song sinh.
Sau cùng xin bổ sung 1 chút, hai tác phẩm này có thể nói là nó liên kết điểm mốc của Tam Hiệp, kết hợp với lịch sử văn nhân là phụ nữ giặt quần áo; đồng thời tôi cảm thấy cảnh mặt trời mọc tượng trưng cho “ Hy vọng” và “ Viễn cảnh”. Chúng tôi hy vọng bức tranh của nghệ nhân Lý Mai Thụ mang lại trường năng lượng tốt cho người xem, đó là khung cảnh mặt trời mọc. -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (9) Lý Mai Thụ
Lý Mai Thụ ( 1902 – 1983)
●Ông là người ở khu Tam Hiệp, thành phố Tân Bắc, tốt nghiệp đại học Sư phạm Đài Bắc và đại học Nghệ Thuật Tokyo khoa hội họa Tây phương.
●Ông dành cả cuộc đời để vẽ những bức tranh tả thực quê nhà và chủ trì việc trùng tu chùa Tổ Sư Tam Hiệp.
●Ông là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội Mỹ thuật Đài Dương, chủ nhiệm khoa mỹ thuật và điêu khắc và là giáo sư dạy ở trường đại học Văn Hóa , đại học Sư Phạm Đài Bắc.
●Nhiều tác phẩm của ông được chọn trưng bày trong các cuộc triển lãm do chính phủ tổ chức trong thời kỳ Nhật trị và trong triển lãm Mỹ thuật bộ Văn hóa lần thứ 3 và thứ 4.
●Ông được bình chọn là “ Người tốt việc tốt” toàn quốc, và được Viện Hành chính tặng bức hoành phi với bốn chữ “ Đức nghệ kiêm tu” ( 12-1971)
●Viện Bảo tàng Lịch sử tổ chức triển lãm tranh mừng thọ tác giả Lý Mai Thụ 80 tuổi và xuất bản tập tranh sơn dầu Lý Mai Thụ. ( 12-1982) -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (8) họa sĩ Lữ Thiết Châu
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (8) họa sĩ Lữ Thiết Châu -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (7) Nghê Tưởng Hoài –“Nhà Kỷ niệm Lý Xuân Sanh ở Đài Bắc”
-
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (6) Huang Tu-shui – Đàn Trâu
Huang Tu-shui (1895-1930)
1895 Sinh ra ở Bangka, Đài Bắc
1911 Theo học trường Quốc ngữ khoa sư phạm
1015 Theo học trường mỹ thuật Tokyo ngành chạm khắc gỗ
1920 Tác phẩm của ông được chọn tham gia triển lãm mỹ thuật Nhật Bản khóa 2
1922 Tốt nghiệp trường mỹ thuật Tokyo khoa Nghiên cứu mỹ thuật
1927 Tổ chức cuộc triển lãm cá nhân tại Đài Bắc
1930 Qua đời tại Nhật Bản -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (5) Shiotsuki Tōho- Cô gái Atayal
Shiotsuki Tōho(1886-1954)
•Kyushu Huyện Miyazaki
• Năm 1990 theo học Khoa đồ họa sư phạm Đại học Mỹ thuật Tokyo
•Năm 1921 đến Đài Loan giảng dạy hơn 20 năm, là giáo viên Trường Mỹ thuật cao cấp Đài Bắc và Trường Trung học Đệ Nhất Đài Bắc
•Năm 1927-1943 làm thẩm tra viên Triển lãm Mỹ thuật cấp chính phủ Đài Loan 16 kỳ
•Năm 1946 trở về Nhật Bản -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (4) Ishikawa Kin'ichirō - “Formosa”
Ishikawa Kin’ichirō(1871-1945)
Xuất thân từ gia đình Mạc Phủ đã sa sút ở tỉnh Shizuoka Nhật bản, theo học tại Trường kỹ thuật điện tín bưu chính Tokyo thuộc Bộ Giao thông Nhật bản. Năm 1907-1916 là lần đầu ông đến Đài Loan, đảm nhiệm làm quan thông dịch cho lực lượng Lục quân Phủ Tổng đốc Đài Loan. Từ năm 1924 đến năm 1932 là lần thứ 2 ông đến Đài Loan, ông làm giáo viên mỹ thuật tại Trường sự phạm Đài Bắc, phong cách tranh màu nước của Ishikawa Kin’ichirō có ảnh hưởng khá sâu rộng đối với giới hội họa của Đài Loan.
石川欽一郎(1871-1945)
•出身日本靜岡沒落幕府官員之家
•進入遞信省(交通部) 東京郵便電信實技學校學習
•1907年至1916年第一次來台,擔任台灣總督府陸軍部通譯官
•1924年至1932年應邀第二次來台,擔任台北師範學校美術教師,石川欽一郎的水彩畫風,對台灣畫壇產生深遠影響。 -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (3) Ishikawa Kin'ichirō - “Formosa”
Ishikawa Kin’ichirō(1871-1945)
Xuất thân từ gia đình Mạc Phủ đã sa sút ở tỉnh Shizuoka Nhật bản, theo học tại Trường kỹ thuật điện tín bưu chính Tokyo thuộc Bộ Giao thông Nhật bản. Năm 1907-1916 là lần đầu ông đến Đài Loan, đảm nhiệm làm quan thông dịch cho lực lượng Lục quân Phủ Tổng đốc Đài Loan. Từ năm 1924 đến năm 1932 là lần thứ 2 ông đến Đài Loan, ông làm giáo viên mỹ thuật tại Trường sự phạm Đài Bắc, phong cách tranh màu nước của Ishikawa Kin’ichirō có ảnh hưởng khá sâu rộng đối với giới hội họa của Đài Loan.
石川欽一郎(1871-1945)
•出身日本靜岡沒落幕府官員之家
•進入遞信省(交通部) 東京郵便電信實技學校學習
•1907年至1916年第一次來台,擔任台灣總督府陸軍部通譯官
•1924年至1932年應邀第二次來台,擔任台北師範學校美術教師,石川欽一郎的水彩畫風,對台灣畫壇產生深遠影響。 -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (2) Trần Trừng Ba ~ Cảnh Đường phố ngày hè
Trần Trừng Ba 1895-1947
● 1895 sanh tại Gia Nghĩa
● 1907 Học trường công lập Gia Nghĩa ( nay là trường tiểu học Sùng Văn thành phố Gia Nghĩa)
● 1917 Tốt nghiệp khoa Sư phạm trường công lập Quốc ngữ phủ Thổng đốc Đài Loan.
● 1924 Vào học khoa sư phạm hội họa trường Mỹ thuật Tokyo
● 1926 Lần thứ 7 được chọn triển lãm tại Viện Mỹ thuật Đế Quốc ( triển lãm từ 16/10-20/11)
● 1929 Tốt nghiệp Viện nghiên cứu trường Mỹ thuật Tokyo.
Tác phẩm “ Xuân sớm”, “ Thanh lưu”, “ Phường lụa sau buổi trưa” được Bộ Giáo dục mang đi triển lãm tại Hiệp hội Triễn lãm Mỹ thuật toàn quốc khóa đầu do Thượng Hải tổ chức.
Nhậm Thượng Hải- Giáo sư khoa họa phương Tây trường đại học Nghệ thuật Tân Hoa.
● 1946 Đắc cử nghị sĩ thuộc Hội đồng thành phố Gia Nghĩa khóa I.
Là thẩm tra viên Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đài Loan khóa I, đồng thời tác phẩm của ông cũng được trưng bày tại triển lãm này.
● 1947 Bị liên lụy bởi sự kiện 228, ông bị xử bắn trước ga xe lửa Gia Nghĩa. -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (1) Chen Cheng-po ~ Buổi chiều ở xưởng tơ lụa
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (1) Chen Cheng-po ~ Buổi chiều ở xưởng tơ lụa
首頁 Bảo tàng Mỹ thuật (Vietnamese)