-
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (29) Họa sĩ Trác Hữu Thụy, Họa sĩ Trần Chiêu Hoằng
1. Họa sĩ Trác Hữu Thụy
Sinh năm 1950 tại Bình Đông.
Năm 1973 tốt nghiệp khoa Mỹ Thuật Đại học Sư phạm Đài Loan
Năm 1975 tổ chức triển lãm tại Phòng Thông tin Hoa Kỳ tại Đài Bắc
Năm 1976 được cấp bằng Thạc sĩ Nghệ thuật của Trường đại học bang New York
Năm 1986 trở thành họa sĩ đại diện của phòng tranh O.K. Harris Works of Art ở New York
2. Họa sĩ Trần Chiêu Hoằng
Sinh năm 1942 tại Nghi Lan
Năm 1966 tốt nghiệp Học viện công nghệ Trung Nguyên
Năm 1968 tới Mỹ sinh sống và sáng tác
Hiện tại đang sống ở New York và là họa sĩ đại diện của phòng tranh Bernaducci Meisel Gallery -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (28) Họa sĩ Tịch Đức Tiến và Họa sĩ Mã Bạch Thủy
Tịch Đức Tiến (1923-1981)
Tịch Đức Tiến người Tứ Xuyên
1948 : Tốt nghiệp trường đại học Nghệ thuật Đài Loan và làm giáo viên một thời gian ngắn.
1962 : Sang Mỹ khảo sát.
1963-1966: Du lịch Châu Âu.
1970: Mang cảnh vật thực chuyển hóa thành họa nhân văn.
Mã Bạch Thủy ( 1909-2003)
Mã Bạch Thủy sinh ra tại Đông bắc Liêu Ninh.
1929 : Tốt nghiệp khoa chuyên tu học viện Sư phạm Liêu Ninh.
1948 : Triển lãm tranh màu nước lần đầu tiên tại Thượng Hải
1948: Bắt đầu du lịch vẽ tranh
1948: Triển lãm những bức tranh ông vẽ khi sang Đài Loan du lịch tại Trung Sơn Đường. -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật ( 27 ) “Tranh thủy mặc hiện đại và non nước hữu tình”
Sơ lược về tác giả:
Liu Guo-song (Lưu Quốc Tùng) là bậc thầy tranh thủy mặc trong những năm 1960, tác phẩm nghệ thuật quan trọng của ông đó là vào năm 1963, ông cảm thấy giấy vẽ truyền thống không đủ để sử dụng, cho nên đặc biệt phát minh ra loại giấy cotton thô, và đặt tên là “Giấy Lưu Quốc Tùng”.
Nhà nghệ thuật Trang Triết lớn lên và tiếp nhận giáo dục tại Đài Loan. Năm 1958, ông từng tham gia “Hội họa sĩ Ngũ Nguyệt”, là hội họa sĩ rất quan trọng của Đài Loan.
Năm 1960, tranh của Trang Triết là được vẽ bằng chữ, đồng thời kết hợp với kỹ thuật ghép, tức là dùng mực in, vải vẽ tranh và giấy gạo để thử nghiệm sáng tạo, làm cho hình ảnh tràn ngập chất thơ chuyển đổi thành hình ảnh trực quan. -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật ( 26 ) Quê hương của nhà nghệ thuật
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật ( 26 ) Quê hương của nhà nghệ thuật -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật ( 25 ) Hà Đức Lai, Hồng Thụy Lân,Quách Bách Xuyên ,Trần Trừng Ba
Hà Đức Lai 1904-1986
Sinh ra tại Miêu Lật
●Năm 1927 theo học Ngành hội họa Tây phương Trường Mỹ thuật Quốc lập Tokyo.
●Năm 1927 cùng với các họa sĩ Liêu Kế Xuân, Trần Trừng Ba, Nhan Thủy Long, Trương Thuấn Khanh, Phạm Hồng Giáp thành lập Hội tranh Tây Phương Xích Dương, triển lãm tranh vẽ tại Hội trường Công đoàn Đài Nam.
●Năm 1929 tham gia Triển lãm tranh Tây phương lần thứ 1 của Xã Xích Đảo tại Nhà bảo tàng Đài Bắc.
●Năm 1932 tốt nghiệp Ngành hội họa Tây phương Trường Mỹ thuật Tokyo, cùng năm ấy trở về Đài Loan.
Hồng Thụy Lân 1912-1996
Sinh ra tại TP Đài Bắc
●Năm 1927 tham gia “Viện nghiên cứu Hội họa Đài Loan” do họa sĩ Nghê Tưởng Hoài góp vốn đầu tư .
●Năm 1930 tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đế quốc Nhật Bản.
●Năm 1938 trở về Đài Loan, đồng thời làm việc tại mỏ than Thụy Phương do ông Nghê Tưởng Hoài kinh doanh.
●Năm 1987 thành lập Phòng Nghệ thuật Hồng Thụy Lân.
Quách Bách Xuyên 1901-1974
Sinh ra tại TP Đài Nam
●Năm 1928 theo học Ngành hội họa Tây phương Trường Mỹ thuật Tokyo.
●Năm 1937 đi du lịch Đông Bắc Trung Quốc.
●Năm 1938 định cư tại Bắc Bình, đảm nhận giáo sư tại nhiều trường học.
●Năm 1948 cả gia đình trở về Đài Loan, định cư tại Đài Nam.
●Năm 1950 đảm nhận giáo sư tại Ngành kiến trúc Trường Đại học Thành Công Đài Nam, tích cực tham gia vào công tác thúc đẩy giáo dục nghệ thuật Đài Nam.
Trần Trừng Ba 1895-1947
Sinh ra tại Gia Nghĩa
●Năm 1924 nhập học Ngành Sư phạm hội họa Trường Mỹ thuật Tokyo.
●Năm 1926 được đề cử vào Triển lãm tranh vẽ lần thứ 7 của Trường Mỹ thuật Đế Quốc.
●Năm 1929 tốt nghiệp Viện nghiên cứu Trường Mỹ thuật Tokyo.
●Năm 1946 đắc cử Nghị sĩ Hội đồng thành phố Gia Nghĩa lần thứ 1.
●Năm 1947 dính líu vào sự kiện 228, ông bị xử bắn ở trước sân ga xe lửa Gia Nghĩa. -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật ( 24 )Họa sĩ Lâm Bách Thọ, Trần Huệ Khôn,Họa sĩ Trần Thực Kỳ
1. Họa sĩ Lâm Bách Thọ 1911-2009,(林柏壽)
Sinh tại khu Thần Cương thành phố Đài Trung, Đài Loan
Năm 1931 ông thi đỗ khoa hội họa Toyoga Trường Mỹ thuật đế quốc Nhật (nay là Trường đại học mỹ thuật Musashino Nhật bản )
Năm 1939 xảy ra đại chiến thế giới lần thứ 2, ông quay về Đài Loan
Năm 1941 bức tranh có tựa đề “Thêu” của ông được chọn là tác phẩm đặc biệt tại triển lãm tranh Toyoga lần thứ 4 do chính phủ Nhật tổ chức
Năm 1945 bức tranh có tựa đề “Sen ngủ” của ông được chọn là tác phẩm đặc biệt tại triển lãm tranh Toyoga lần thứ 5 do chính phủ Nhật tổ chức
2. Trần Huệ Khôn 1907-2011 ,(陳慧坤)
Sinh tại Long Tỉnh thành phố Đài Trung, Đài Loan
Năm 1931 tốt nghiệp Trường mỹ thuật Tokyo
Năm 1931 sau khi về Đài Loan giảng dạy tại Trường thương nghiệp Đài Trung, Trường cao đẳng nữ sinh Đệ nhị Đài Trung, Trường nữ sinh trung học Đệ nhất Đài Trung và Học viên sư phạm Đài Loan
Năm 1977 về hưu
Năm 1982 hoàn thành tác phẩm “Đường môn điện chính ngôi đền Nikko Tosho-gu” sau 1 năm từ lúc bắt đầu vẽ bản phác thảo, nét vẽ rất tinh tế, là một trong những tác phẩm được ưa thích nhất của ông, các nhà bình luận nghệ thuật gọi tác phẩm này của ông là “Bản nhạc giao hưởng của hội họa Đài Loan”.
3. Họa sĩ Trần Thực Kỳ 1906-1931, (陳植棋)
Sinh tại Tịch Chỉ, Đài Bắc
Năm 1924 do phong trào đấu tranh học đường nên bị cho thôi học. Do được người thầy người tỉnh Ishikawa Nhật bản khuyến khích, ông tới theo học tại Trường Mỹ thuật Tokyo
Năm 1928 tác phẩm “Phong cảnh Đài Loan” của ông được chọn tham dự triển lãm tranh Nhật bản lần thứ 9
Năm 1930 ông tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Tokyo, vào cùng năm đó tác phẩm “Phong cảnh Đạm Thủy” ông được chọn tham dự triển lãm tranh Nhật bản lần thứ 11 -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật ( 23 ) họa sĩ Tiêu Như Tùng
Tiêu Như Tùng (1922-1992)
Năm 1922 Sinh ra tại khu Tây Môn Đinh Đài Bắc
Năm 1935 Tốt nghiệp Tiểu học Tầm Thường Nam Môn
Năm 1940 Tốt nghiệp Trung học Đệ Nhất Châu Lập Đài Bắc
Năm 1942 Tốt nghiệp Khoa thực tập Đại học Sư phạm Tân Trúc
Năm 1942 Làm giáo viên Trường Thiên Tuế Cao Hùng
Năm 1945 Trở về Tân Trúc tịnh dưỡng
Năm 1950 Làm giáo viên trường Tiểu học Trung Sơn Trúc Đông
Năm 1951 Làm giáo viên trường Trung học cấp 2 Khung Lâm Trúc Đông
Năm 1958 Làm giáo viên trường Trung học cấp 2 Trúc Đông
Năm 1961 Làm giáo viên trường Trung học cấp 3 Trúc Đông
Năm 1988 Về hưu
Năm 1992 Từ trần -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật ( 22 ) họa sĩ Lữ Cơ Chánh
Lữ Cơ chánh (1914-1990)
Năm 1914 : Sinh ra tại Đại Đạo Trình
Năm 1921: Học tại trường Húc Doanh, Hạ Môn
Năm 1928: Học tại Học viện Hội họa Hạ Môn.
Năm 1931: Sang Nhật du học.
Năm 1938: Đảm nhiệm phiên dịch cho quân đội Nhật tại Hạ Môn.
Năm 1946: Trở về Đài Loan định cư.
Năm 1948: Tổ chức “ Hội Mỹ thuật Thanh Vân”.
Năm 1959: Đảm nhiệm chức Phó Nghiên cứu viên Viện Bảo tàng tỉnh.
Ông mất năm 1990 -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (21) họa sĩ Lữ Thiết Châu
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (21) họa sĩ Lữ Thiết Châu -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (20) Lý Trạch Phồn
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (20) Hoạ sĩ Lý Trạch Phồn và bức tranh “Cảnh sắc hoàng hôn bên hồ Thanh Thảo ”
Lý Trạch Phồn (1907-1989)
Ông sinh năm 1907 tại Tân Trúc
Năm 1921 theo học khoá dự bị trường Đại học Sư phạm Đài Bắc
Năm 1922 theo học trường Đại học Sư phạm Đài Bắc
Năm 1926 giảng dạy tại trường tiểu học Tân Trúc
Năm 1946 đảm nhiệm công việc giảng dạy tại trường Sư phạm Tân Trúc
Năm 1956 đảm nhiệm công tác giảng dạy tại khoa Mỹ thuật trường Đại học Sư phạm
Năm 1964 đảm nhiệm công tác giảng dạy tại trường Cao đẳng nghệ thuật quốc lập.
Ông mất năm 1989
Năm 1994 Thành lập Nhà Mỹ thuật Lý Trạch Phồn. -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (19) - Nghê Tưởng Hoài –“Nhà Kỷ niệm Lý Xuân Sanh ở Đài Bắc”
Nghê Tưởng Hoài (1894-1943)
●Họa sĩ sinh năm 1894 tại Đài Bắc
●Năm 1909 tốt nghiệp Trường công lập Thụy Phương, theo học ngành sư phạm Trường công lập tiếng Phổ thông Trung Quốc
●Năm 1913 làm giáo viên Trường công lập Noãn Noãn
●Năm 1917 thôi nghề giáo viên, chuyển chỗ ở tới Thụy Phương, làm nghề buôn bán than củi
●Năm 1920 dời chỗ ở tới Cơ Long, bắt đầu theo ngành khai thác khoáng sản
●Năm 1926 bắt đầu lập kế hoạch trù bị cuộc triển lãm tranh của “Hội tranh vẽ Thất Tinh”
●Năm 1927 đầu tư vốn thành lập “Hội tranh sơn màu Đài Loan”
●Năm 1929 đầu tư vốn thành lập “Viện Nghiên cứu Hội họa Đài Loan”, tham gia công việc điều hành quản lý của hội tranh vẽ “Xích Đảo Xã”
●Họa sĩ mất năm 1943
倪蔣懷(1894-1943)
1894年 出生於台北
1909年 瑞芳公學校畢業,就讀國語學校公學師範部
1913年 擔任暖暖公學校教師
1917年 辭去教職,遷居瑞芳,從事販賣木炭行業
1920年 遷居基隆,開始從事採礦事業
1926年 開始籌畫「七星畫會」展出事宜
1927年 出資成立「台灣水彩畫會」
1929年 出資成立「台灣繪畫研究所」、投身「赤島社」會務
1943年 逝世 -
【RTI】Bảo tàng Mỹ thuật (18 ) Lưu Khởi Tường
(1910-1998)Lưu Khởi Tường
Năm 1910 sinh ra ở Liễu Doanh Đài Nam
Năm 1923 du học Nhật, theo học khoa trung học Học viện Aoyama Gakuin
Năm 1928 theo học khoa Mỹ thuật Học viên Văn hóa Tokyo
1932年
Năm 1932 du học Pháp, năm 1935 trở về Đài Nam
Năm 1936 định cư tại khu Meguro Tokyo
Năm 1946 trở về Đài Loan
Năm 1948 di cư đến thành phố Cao Hùng, tập trung đẩy mạnh giáo dục mỹ thuật Cao Hùng
Năm 1954 di cư đến vùng Tiểu Bình Đỉnh Xã Đại Thục Cao Hùng
Năm 1998 qua đời
首頁 【RTI】“Bảo tàng Mỹ thuật”